Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

TÌM HIỂU BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM ĐÀ NẴNG

TÌM HIỂU BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM ĐÀ NẴNG


 

Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xây dựng theo mô típ Chăm-pa. Bảo tàng điêu khắc Chăm-pa xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chăm-pa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng

Bảo tàng điêu khắc Chăm-pa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” (dịch từ Musée Cham ) nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ.
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xây dựng theo mô típ Chăm-pa. Bảo tàng điêu khắc Chăm-pa xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chăm-pa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng. Các bạn có thể tham khảo thêm các điểm du lịch Đà Nẵng

bao-tang-cham-du-lich-da-nang-litchee-travel-min 


Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng sở hữu gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà Bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật lưu giữ trong kho. Cách bố trí trong bảo tàng chủ yếu phân theo gian phòng, tương ứng với các khu vực địa lý của hiện vật, gồm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Mẫm, Phòng trưng bày mở rộng và các hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị...

- Phòng Trà Kiệu: Theo sử liệu ghi lại, Trà Kiệu thuộc tỉnh Quảng Nam, là kinh đô đầu tiên và cổ nhất của Chăm-pa, được xây dựng vào cuối thế kỉ IV dưới triều vua Bhadresvara với tên gọi Sinhapura, nghĩa là Thành phố Sư Tử. Hiện có 43 tác phẩm, niên đại thế kỷ VII-VIII và XI-XII đang trưng bày tại phòng Trà Kiệu của Bảo tàng điêu khắc Chăm. Nổi bật như: Đài thờ Linga-Yoni, Đài thờ Trà Kiệu, Phù điêu Vishnu, Đài thờ Vũ nữ Trà Kiệu, Thần hộ pháp (Siva). Các bạn có thể tham khảo thêm ẩm thực đặc sản Đà Nẵng

 bao-tang-cham-da-nang-litchee-travel-min


 - Phòng Mỹ Sơn: Thuộc tỉnh Quảng Nam, thung lũng Mỹ Sơn từng là một trung tâm tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chăm-pa, tại đây có hơn 70 ngôi tháp, phần lớn được xây dựng để thờ thần Siva. Trong phòng Mỹ Sơn của Bảo tàng điêu khắc Chăm hiện đang trưng bày 18 hiện vật, gồm 3 nhóm: nhóm hiện vật trong các tháp chính, nhóm hiện vật ở các tháp phụ và nhóm các hiện vật trang trí trên trán cửa hoặc trên tường tháp nói chung.

 - Phòng Đồng Dương: Cũng thuộc tỉnh Quảng Nam, Đồng Dương không chỉ đánh dấu sự ra đời một triều đại mới cho vương quốc Chăm-pa mà còn đánh dấu sự thay đổi trong tín ngưỡng từ việc tôn thờ thần Siva sang thờ các vị Phật và Bồ tát. Tại phòng Đồng Dương của Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa hiện đang trưng bày pho tượng Bồ tát Tara, cao 114 cm, đường nét chạm khắc tinh tế, một trong số nhiều hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm. Các bạn có thể tham khảo thêm Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng

 - Phòng Tháp Mẫm: Bình Định ngày nay còn khá nhiều di tích Chăm, tiêu biểu là hệ thống đền tháp đồ sộ được xây dựng liên tục trong thời gian từ thế kỉ XI đến XV khi trung tâm chính trị của Chăm-pa đặt tại đây. Hiện phòng Tháp Mẫm của Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng trưng bày 67 hiện vật, niên đại từ thế kỉ XII-XV. Nổi bật như: Thần Brahma, Voi-sư tử Gajasimha, Thần Siva, Thủy quái Makara, Rồng, Chim thần Garuda, Đài thờ.

- Phòng trưng bày mở rộng: Được chính thức khai trương từ ngày 28/4/2004, phòng trưng bày mở rộng của Bảo tàng điêu khắc Chăm có gần 150 tác phẩm thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, chủ yếu được sưu tầm sau 1975, nổi bật như: Nữ thần An Mỹ, Tượng khỉ Hanuman, Voi, Trang trí kiến trúc, Bò thần Nandin, Bia.

 - Hành lang Quảng Nam: Đang trưng bày 32 hiện vật, niên đại thế kỷ VII-VIII và IX-X, được khai quật từ nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam. Nổi bật như: Siva múa, Thần hộ pháp, Phù điêu Krishna, Phù điêu Yaksa.

 - Hành lang Quảng Ngãi: Trưng bày 14 hiện vật niên đại từ cuối thế kỷ X đến giữa XI, hầu hết được khai quật từ Chánh Lộ và một số địa danh khác ở tỉnh Quảng Ngãi. Nổi bật như: Tượng Uma, Phù điêu Sarasvati, Tượng Laksmi.

 - Hành lang Quảng Trị: Hiện trưng bày 14 tác phẩm, hầu hết có niên đại thế kỷ VII-VIII, được khai quật từ các địa danh ở tỉnh Quảng Trị như Nam Giáp, Hà Trung, Thạch An, Đa Nghi và đưa về Bảo tàng điêu khắc Chăm từ những năm 1918 và 1935. Các hiện vật nổi bật như: Cưỡi ngựa đánh cầu, Phần đài thờ, Trụ cửa. Các bạn có thể tham khảo thêm Khách Sạn Đà Năng

 bao-tang-cham-tour-du-lich-da-nang-litchee-travel-min


Đến tham quan Bảo tàng điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng, du khách sẽ thấy phần lớn tác phẩm là những nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, nhiều nhất là sa thạch, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, rất đa dạng về phong cách nghệ thuật, hình khối, chạm khắc. Nổi bật là những tác phẩm khắc họa thần Siva, Brahma, đài thờ Mỹ Sơn tinh xảo đến từng chi tiết, thể hiện sức sáng tạo tài hoa của nghệ nhân xưa. Cùng các tác phẩm điêu khắc linh vật hay cảnh sinh hoạt đời thường được chạm khắc công phu.
Dường như mỗi tác phẩm điêu khắc đều mang trong mình một câu chuyện, một số phận lênh đênh chìm nổi như vương triều đã sản sinh ra nó. Bao thế kỷ trôi qua, vật đổi sao dời, các chứng tích vẫn kiêu hãnh tồn tại cùng thời gian.

Địa chỉ Bảo tàng điêu khắc Chăm : Số 02, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.
- Viện bảo tàng Chăm Đà Nẵng giờ mở cửa : Từ 7 giờ đến 17 giờ 30 hằng ngày.
- Giá vé bảo tàng Chăm Đà Nẵng : Người lớn - 40.000 đ/vé. HS, SV - 5000 đ/vé. Trẻ em dưới 16 tuổi - miễn phí.
- Có thiết bị Audio để du khách chủ động nghe giới thiệu bảo tàng Chăm Đà Nẵng, hoặc yêu cầu người thuyết minh.
Quý khách muốn đến thăm bảo tàng Chăp-pa Đà Nẵng cùng Litchee Travel, xin hãy tham khảo thêm Tour du lịch Đà Nẵng


Nguồn: Tổng hợp Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét