Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Bãi đá cổ Sapa - Thung lũng Mường Hoa


Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí 80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Các bạn có thể tham khảo thêm các điểm du lịch Sapa

thung-lung-muong-hoa-bai-da-co-du-lich-sapa-litchee-travel 


Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ. Các bạn có thể tham khảo thêm ẩm thực du lịch Sapa
Khi có dịp ngắm nhìn bãi đá cổ ấy, bạn sẽ ngỡ ngàng trước những khối đá to nhỏ nằm rải rác khắp mảnh đất này. Nào là những phiến đá nhỏ ẩn sâu trong cánh đồng xanh rì hay những tảng đá khổng lổ chễm chệ trên mặt đất, nào là khổng lồ cao đến khoảng 4 m, dài tầm 15 m hay những phiến đá nhỏ rộng khoảng 0.5 m,… cũng đều khiến du khách thích thú mải mê ngắm nhìn. Khi càng say mê ngắm nhìn, bạn sẽ càng không thể rời mắt khỏi những phiến đá đấy - tựa hồ như có một sức hút ma mị mãnh liệt đến lạ kỳ!

bai-da-co-tour-du-lich-sapa-litchee-travel-min


Trên những phiến đá trong bãi đá cổ còn sở hữu những hoa văn độc đáo, lạ mắt như ruộng bậc thang, hình người, nhà sàn, con đường hay chữ viết được chạm khắc rất rõ ràng. Nhưng cũng không hiếm những hoa văn mông lung khó hiểu, vừa gợi nên sự vật này cũng vừa khiến người ta liên tưởng đến những sự vật khác. Mỗi hoa văn chạm khắc trên phiến đá đều khiến du khách và các nhà nghiên cứu không khỏi tò mò, sừng sỡ trước sự bí ẩn ấy. Các bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch Sapa
Gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các cảnh sinh hoạt được khắc trên các tảng đá. Đặc biệt, cảnh nam nữ ân ái để duy tri và phát triển nòi giống được mô tả theo mô típ khá quen thuộc, có nét gần gũi với các hình vẽ trên các di vật đồ đồng có niên đại cách đây khoảng 2500-2600 năm đã được tìm thấy ở Việt Nam. Đó chính là hình ảnh thể hiện tục thờ "sinh thực khí", thể hiện tín ngưỡng phồn thực rất tự nhiên, thuần phác của người Việt cổ. Như vậy, có thể ước đoán tuổi của các hình khắc, nét vẽ trên đá ở Sa Pa là trên dưới 2500 năm. Qua đó, có thể thấy được bàn tay, trí óc người Việt khi ấy đã khá phát triển, củng cố thêm nhận định của giới khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Các bạn có thể tham khảo thêm khách sạn tại Sapa

 bai-da-co-du-lich-sapa-litchee-travel-min


Thú vị là thế mà bãi đá khắc cổ Sa Pa mới chỉ được phát hiện ra từ năm 1923 do công của nhà Đông dương học nổi tiếng người Pháp gốc Nga tên là Vichto Gôlubép (Victor Goloubev). Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã đến đây tìm hiểu và giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Với khách du lịch nước ngoài, nhất là người Pháp, một khi đã đến Sa Pa, họ thường dành thời gian hàng giờ, hàng buổi lưu lại đây để nhìn ngắm, so sánh với các di tích đá khắc ở Sereda Capivara (Braxin), ở Boyne (Ailen). Matopo (Dimbabuê) hay ở một số điểm trên sa mạc Sahara mênh mông biển cát. Đối ới người Việt Nam, thăm bãi đã khắc cổ Sa pa để có thêm điều kiện so sánh với các hình khắc trên đá, trên sừng thú hay trên di vật bằng kim loại đã từng được. Quý khách muốn đến Sapa và muốn có cơ hội thăm thung lũng Mường Hoa và Bãi Đá cổ Sapa thì xin hãy tham khảo thêm tour du lịch Sapa của Litchee Travel.


Nguồn: Tổng hợp Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét