Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Thăm bản Cát Cát Sapa của người H’mông


Đây là một bản lâu đời của người Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa chừng 2km. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải… Bản Cát Cát ở gần thị trấn Sapa nên thu hút rất đông du khách ghé thăm. Hiện nay nơi đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.
Bản Cát Cát (Sapa, Lào Cai) là nơi cư trú của người H'Mông, hình thành từ thế kỷ 19 giữa thung lũng 4 bề núi dựng, và nay đã trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách đến khám phá đời sống văn hóa của bà con vùng cao. Các bạn có thể tham khảo thêm các điểm du lịch Sapa

 ban-cat-cat-sapa-cua-nguoi-hmong-du-lich-sapa-litchee-travel-min


Vị trí địa lý của bản Cát Cát Sapa
Bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Từ trung tâm thị trấn Sapa bạn đi theo con đường hướng về phía núi Fansipan chừng 3km là đến bản Cát Cát.

Hành trình thăm quan bản Cát Cát Sapa
Xuất phát từ thị trấn Sapa, tới đầu bản Cát Cát, bước theo những bậc đá dẫn xuống thung lũng, cảnh sắc làng quê yên bình hiện ra với những mái nhà chấm phá trên những thửa ruộng bậc thang, điểm xuyết những bụi giang, trúc, vầu xanh tốt... Thi thoảng lại bắt gặp những chiếc cối giã gạo không dùng sức người - nước suối chảy đầy máng một đầu chài thì đầu kia bật lên cao, khi nước tràn ra ngoài, đầu chài kia lại hạ xuống, giã vào cối thóc cho ra những hạt gạo trắng tinh.
Người H’Mông ở bản Cát Cát thường cất nhà dựa vào sườn núi. Đó là những căn nhà ba gian, có vì kèo ba cột ngang được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, mái lợp ván gỗ pơ mu, vách bằng gỗ xẻ. Nhà có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, hai cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn đóng kín, chỉ mở khi nhà có việc lớn như quan hôn tang tế, cúng ma, dịp lễ tết. Trong nhà có gian thờ, nơi ngủ, nơi tiếp khách, bếp và sàn gác dự trữ lương thực. Các bạn có thể tham khảo thêm ẩm thực du lịch Sapa
Đặc biệt, dọc đường trong bản Cát Cát, xen lẫn trò chuyện với du khách là những phụ nữ Mông với trang phục thổ cẩm bắt mắt. Họ nói tiếng Kinh rất thạo, nhiều cô còn nói tiếng Anh khá sỏi, bởi Sapa là điểm du lịch nổi tiếng từ lâu, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến tham quan, khám phá. Quần áo của người Mông chủ yếu may tay, vải tự dệt, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật điêu luyện. Bên cạnh nghề dệt, người Mông bản làng Cát Cát còn có nghề chạm bạc truyền thống với sản phẩm phong phú là vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn... rất được du khách nữ ưa chuộng.

doi-van-nghe-ban-cat-cat-sapa-cua-nguoi-hmong-du-lich-sapa-litchee-travel-min


Đi tiếp qua cầu Si treo cáp, bắc ngang dòng suối thơ mộng, du khách sẽ đến ngọn thác Cát Cát (hay còn gọi thác Tiên Sa) bắt nguồn từ trên dãy Hoàng Liên Sơn băng qua đại ngàn hoang dã, rồi đổ xuống thung lũng, miên man tuôn chảy về xuôi. Kề bên sân ngắm thác là nhà văn hóa Mông bản Cát Cát, nơi biểu diễn văn nghệ với những vũ điệu quyến rũ trong tiếng khèn lá du dương, tiếng sáo Mông dìu dặt, tiếng đàn môi sâu lắng hòa cùng tiếng thác đổ, suối reo giữa mây ngàn, gió núi mênh mang. Trước nhà văn hóa còn có một số hàng quán được dựng lên đơn sơ, thuận tiện cho du khách nghỉ chân, ăn vặt bắp nướng, trứng nướng, thịt nướng... nhâm nhi cùng một chút rượu táo mèo đặc sản. Các bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch Sapa

Bản Cát Cát có gì hay nữa, đây là nơi còn lưu giữ một số phong tục độc đáo mà các vùng khác không có hoặc không còn tồn tại nguyên gốc, chẳng hạn như “tục kéo vợ”. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ họ lập kế hoạch “kéo” cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ thì chàng trai sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Còn không thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có gì xảy ra.
Nếu đến thăm bản Cát Cát vào những ngày đầu xuân, du khách còn có dịp tham gia Lễ hội Gầu Tào nhằm cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Trong dịp này, du khách cũng sẽ được thưởng thức nhiều món đặc sản vùng cao như: rượu ngô, thắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, đậu xị... Các bạn có thể tham khảo thêm khách sạn tại Sapa

Thông tin giá vé các điểm thăm quan tại sapa
+ Cáp treo Fansipan (giờ vận hành 7:30 – 17:30 hàng ngày): 600.000 đồng/người, 400.000 đồng/trẻ em cao từ 1m – 1m3, trẻ em dưới 1m miễn phí.
+ Khu du lịch Hàm Rồng: 70.000 đồng/người lớn, 20.000 đồng/trẻ em.
+ Khu du lịch Bản Cát Cát: 50.000 đồng/người.
+ Thác Bạc: 20.000 đồng/người từ 16 tuổi trở lên và 10.000 đồng/trẻ em trên 7 tuổi.
+ Trạm Tôn – Thác Tình Yêu: 70.000 đồng/người.
+ Sapa – Bản Sín Chải và Sapa – Bản Tả Phìn: 40.000 đồng/người lớn và 20.000 đồng/trẻ em.
+ Bản Hồ: 15.000 đồng/người.
+ Tuyến Sapa – Lao Chải – Tả Van – Thanh Phú – Nậm Sài – Nậm Cang – Sapa: 75.000 đồng/người lớn và 30.000 đồng/trẻ em.
+ Xuất nhập cảnh Hà Khẩu: 230.000 đồng/ người. Từ 1/1/2014 Sổ xuất cảnh làm sổ màu nâu   như hộ chiếu, không làm sổ xanh như trước, Giá 230.000đ (Chi phí này chỉ bao gồm chi phí xuất nhập cảnh).
-          Phương án thay thế: Taxi hoặc xe đạp đôi.
-          Taxi 4 chỗ: Giá 6 tệ/lượt từ cửa khẩu bên ngoài vào cửa khẩu bên trong, chiều ngược lại giá tương tự.
-          Xe đạp đôi: Giá 50.000đ/2 tiếng + phát sinh 1 tiếng tính 10.000đ.

khach-hang-tham-quan-ban-cat-cat-sapa-cua-nguoi-hmong-du-lich-sapa-litchee-travel-min


Và để phát triển tiềm năng du lịch bản Cát Cát, Lào Cai đã triển khai thêm các chương trình đặc sắc như: “Ngày hội văn hóa Mông bản Cát Cát”, chương trình trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Mông” hay “Một ngày làm cô dâu người Mông”... Qua đó, du khách được chiêm ngưỡng các điệu múa cổ truyền, nghe lời ca giao duyên mượt mà; xem các nghệ nhân chạm khắc bạc, dệt vải lanh, thêu thổ cẩm, rèn dao cuốc; hay cùng dân bản thi bắn nỏ, chơi trò bịt mắt bắt dê, thi kéo co, thi đi cầu tre qua suối... hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị. Xin hãy tham khảo thêm tour du lịch Sapa của Litchee Travel để có chuyến đi thăm quan bản Cát Cát của người H’mông đen trở nên thú vị hơn.


Nguồn: Tổng hợp Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét