Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Đảo Cô Tô Rạo Rực Với Ngày Hội Biển

Đảo Cô Tô Rạo Rực Với Ngày Hội Biển


Là sự kiện mang tính thường niên, chương trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc, năm nay diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh cùng sự tham gia của hơn 500 sinh viên ưu tú cả nước.
 
Ngay giữa những ngày nóng bỏng của đầu hè cùng những sự kiện dồn dập trên biển Đông về lãnh hải, chủ quyền, ngày 3/6, hơn 500 sinh viên tiêu biểu của cả nước đã tề tựu về huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh tham gia chương trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc 2016.
 
Đây là lần thứ 3 chương trình diễn ra dưới sự tổ chức của TW Hội Sinh viên Việt Nam cùng nhà tài trợ Vingroup, nhằm mục đích tạo nên một phương thức tuyên truyền mới về chủ quyền lãnh hải, biển đảo một cách trực quan tới giới trẻ, sinh viên, để từ đó lan rộng ra các Hội sinh viên tại các tỉnh thành cả nước một nhận thức đúng đắn, hành động thiết thực để bảo vệ và giữ gìn chủ quyền biển đảo Việt Nam.
 
Trong các năm qua, chương trình của TW Hội Sinh viên Việt Nam liên tục đưa sinh viên ra các đảo tiền tiêu của Tổ quốc để nâng cao nhận thức một cách trực quan đã tạo nên những hiệu ứng tích cực trong giới trẻ.
 
Sự thành công của chuỗi chương trình có thể kể đến việc đã có 4 cột cờ Tổ quốc được xây dựng tại các đảo tiền tiêu gồm cột cờ đảo Lý Sơn, Cù Lao Xanh, Phú Quý và đảo Trần. Ngoài ra, 2 cột cờ tại đảo Thổ Chu, Bạch Long Vỹ cũng đã được khởi công và đang trong giai đoạn hoàn thiện.
 
Điều đáng nói là, nguồn ngân sách dành cho việc xây dựng cột cờ tại các đảo đều đến từ đóng góp của các Hội Sinh viên trong cả nước thông qua các chương trình hoạt động. Ngay cả thiết kế cột cờ vững chãi trước bão, gió đảo cũng do một cựu du học sinh Việt Nam tại Pháp góp sức.
Không chỉ là những hoạt động tuyên truyền đơn thuần, trong chương trình diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, các du học sinh Việt Nam từ Anh, Pháp, Mỹ… đều gửi thông điệp và những thành tựu của mình về đóng góp cho chương trình.
 
Điển hình như sinh viên Trần Hoàng Anh, thạc sỹ Kiến trúc trường Kiến trúc Paris La Villette chia sẻ: "Trước đây tôi không có nhiều khái niệm về biển đảo Tổ quốc, nhưng từ ngày thời sự trên Biển Đông nóng lên, là một người Việt trẻ, tôi muón góp một phần sức lực của mình cho đất nước... Tôi và các bạn của mình đã nghiên cứu và phát triển ra một mô hình kiến trúc với mục đích ứng phó biến đổi khí hậu và ô nhiễm mỗi trường trên biển. Mô hình này là một dạng quần thể tổ hợp sống – Dự án đảo trôi Plastique 2.0 có thể kết nối và mở rộng giữa các quần đảo nhỏ với nhau, tạo thành một hệ đảo mở rộng mà không cần sử dụng đên bê tông, và có khả năng tự tái chế và có thể điều chuyển lắp ghép linh hoạt. Vượt qua 7000 bài thi của những kiến trức sư danh tiếng trên thế giới, nhóm sinh viên Việt Nam chúng tôi đã giành giải Nhất, giải thương duy nhất của cuộc thi. Không phải vì chúng tôi là những người xuất sắc nhất mà vì những tâm huyết và trăn trở của chúng tôi đã chạm đúng vào yếu tố cốt lõi mà ban giám khảo quan tâm. Trong tương lai, tôi hy vong đựoc tới các quần đảo ngoài xa của Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu và từ đó xây dựng nên những công trình phù hợp với khí hậu, thiên nhiên và con người tại đó."
 

Trước một thực tại là, diễn biến chủ quyền biển Đông ngày một căng thẳng và chưa có một giải pháp tổng thể một sớm một chiều, cũng như, tâm lý một bộ phận giới trẻ hiện nay chưa nhận thức, ý thức rõ ràng về chủ quyền biển đảo và có hành động phù hợp để giữ gìn chủ quyền, việc tang cường các chương trình giao lưu, tuyên truyền trực quan như Sinh viên với Biển đảo Tổ quốc là một trải nghiệm có tính thực tế cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét