Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Hòn Cau Côn Đảo và Truyền thuyết Bãi Đầm Trầu Côn Đảo

Hòn Cau Côn Đảo và Truyền thuyết Bãi Đầm Trầu Côn Đảo


Hòn Cau Côn Đảo quyến rũ du khách bởi triền cát trắng trải dài theo dãy núi hình cánh cung, ôm lấy mặt biển trong xanh, sóng vỗ về êm dịu, cùng hàng dừa lao xao, hàng cây Phong Ba sừng sững chắn gió ngày đêm.
Hòn Cau khá nổi tiếng bởi trước đây là một làng cổ thời vua Gia Long với tên "Xóm Bà Thiết". Hòn Cau là một trong hai đảo thuộc quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngầm. Phía trước Hòn Cau có bãi Cát trắng trải dài dọc theo dãy núi hình cánh cung, xen lẫn hàng dừa và cây Phong Ba sừng sững chắn gió xanh bất tận, sâu lắng tiếng sóng vỗ rì rào, từng làn sóng tung bọt trắng xóa, kéo du khách hòa vào không gian tuyệt vời của đất, trời và biển. Hòn Cau cũng là một địa ngục trần gian khác nữa, giam giữ những nhà họat động Cách Mạng mà nổi tiếng nhất phải kể đến Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào khoảng thời gian 1930 – 1931.
tour-con-dao-con-son-hon-cau-Litchee-Travel-min 

Đến với Hòn Cau, du khách thăm di tích lịch sử giam giữ nhà hoạt động cách mạng nỗi tiếng Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1930 – 1931; tham quan rừng dừa, vườn cây ăn trái, tìm hiểu công tác bảo tồn thiên nhiên, bơi lội xem san hô… là những khoảnh khắc, những trải nghiệm đầy thú vị khó quên và tận hưởng cảnh đẹp hoang sơ và môi trường trong lành.
Hiện nay, Hòn Cau Côn Đảo là một trong những điểm quan trọng của công tác bảo tồn rạn san hô và các loài động vật quý hiếm. San hô quanh đảo hòn Cau rất phong phú, được tạo thành bởi nhiều loài san hô tạo rạn khác nhau như: dạng cành, dạng bàn, dạng phiến, khối đĩa… và là nhà của nhiều loài sinh vật biển trú ngụ.

Trên đảo hòn Cau có nguồn nước ngọt quanh năm, cùng các loài cây ăn quả như đu đủ, chuối, mảng cầu... và rất nhiều cây dừa cho quả ngọt mát, sẽ là món giải khát lý tưởng với du khách trong chuyến khám phá Hòn Cau Côn Đảo.
Đến du lịch Hòn Cau Côn Đảo, bạn có thể bơi lội với ống thở, ngắm nhìn các rạn san hô đầy màu sắc; Bách bộ tham quan rừng cây ăn quả và rừng mưa nhiệt đới, xem nhiều loài động vật hoang dã như kỳ đà, tắc kè, dơi quạ và các loài chim quý, cùng một số loài cây đặc hữu; Quan sát các nhân viên kiểm lâm thu hoạch tổ chim Yến, tìm hiểu công tác bảo tồn rùa biển… và có thể nghỉ qua đêm để xem rùa mẹ lên bãi đẻ trứng từ tháng 4 - 9 hàng năm.

tour-con-dao-hòn-cau-Litchee-Travel-min 


Mô tả hành trình:

- Là tuyến du lịch sinh thái biển, đi bằng tàu hoặc cano được tổ chức và điều hành tại Trung tâm du khách Vườn. Tuyến bao gồm tham quan di tích, tắm biển, bơi lội xem san hô, ngắm cảnh, tìm hiểu hoạt động bảo tồn tài nguyên, xem rùa đẻ trứng trong mùa sinh sản (ban đêm) và thả rùa con về biển, cắm trại dã ngoại, sinh hoạt tập thể.
- Yêu cầu: mang tư trang phù hợp đi biển, áo phao, thuê kiếng lặn tại Trung tâm Vườn. Cần có hướng dẫn viên của Vườn quốc gia hoặc cộng đồng địa phương đi cùng.
- Thời gian: từ 6 – 8 giờ hoặc ở lại dài ngày; Sức tải môi trường: ban ngày tối đa 48 khách/1 thời điểm, ban đêm 20 – 25 khách. Rất phù hợp với các cặp tình nhân, nghỉ tuần trăng mật, du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng theo từng nhóm nhỏ, du lịch gia đình ở lại dài ngày trên đảo.
>> Quý khách có thể Các địa điểm thăm quan tại Côn Đảo của Litchee Travel.

Sự tích Hòn Cau và Bãi Đầm Trầu:

Vào khoảng thế kỷ 18 tại làng Cỏ Ống có  một gia đình nọ sống bằng nghề chài lưới. Ông tên Trúc Văn Cau, làm chức Hương Câu, hai vợ  chồng sinh hạ được một cậu con trai đặt tên là  Trúc Văn Cau. Lớn lên cậu con trai này có tiếng là thông minh, tài hoa  nhất làng. Trong khi đó trong làng cũng có cô Mai Thị Trầu là con gái duy nhất của ông Đinh và ba Bèo. Trầu là một thiếu nữ mặn mà, duyên dáng, theo nghiệp bút nghiêng, văn thơ hay chẳng kém chàng Cau.
Một hôm nàng Trầu mang giỏ lên rừng bẻ măng gặp chàng Cau đi thăm bẫy gà rừng, bên cạnh suối Ông Tạ. Cả hai vốn có thiện cảm từ lâu nhưng chưa có cơ hội bày tỏ, mãi đến hôm ấy tình cờ gặp nhau trên rừng vắng, chàng Cau mới mượn câu ca dao cất lên tiếng hát thử lòng nàng xuân nữ:
“Gặp đây anh mới hỏi nàng
Cau xanh ăn với Trầu vàng xứng không?”
Nghe Cau khéo lựa một câu có tên chàng và mình, nàng Trầu không khỏi bồi hồi xúc động, nàng bèn ứng dụng câu đối có 2 từ của 2 họ Trúc - Mai với giọng oanh vàng một cách tình tứ để đáp lại tấm tình của người quân tử:
“Mai vàng chen với Trúc xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”
Với 4 câu thơ này khi suy diễn, ta thấy một bức tranh tuyệt tác, vì không những 2 bên nói lên nỗi lòng thầm kín của mình mà về mặt văn chương còn có những thú chơi chữ rất tao nhã. Sau khi có cơ hội trao đổi những tâm tư thầm kín ấy, rồi mặt nhìn mặt cạn lời thề, tay xiết tay kết chặt dãi tâm đồng, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, sức nào ngăn được sóng biển tình.

 tour-du-lịch-côn-đảo-hòn-cau-Litchee-Travel-min

Nhưng đây chỉ là mối tình thầm lặng giữa đôi trai tài gái sắc chứ nào có sự chấp nhận của kẻ bề trên vì chamẹ cả 2 bên đều chưa biết. Một hôm chàng Cau bèn ngỏ lời  với cha xin cưới nàng Trầu làm vợ. Thoạt nghe qua ông Hương Câu liền biến sắc, sau một vài giây suy nghĩ ông bèn gọi Cau đến và nói rằng:
Không thể  được đâu con ạ!
Chàng Cau hết ngạc nhiên vội hỏi:
Tại sao thưa cha?
Ông Câu giải thích:
Việc này đang lẽ cha phải cất kín mãi trong lòng vì nó liên hệ đến một người khác, cha không có  quyền tiết lộ. Nhưng hôm nay cha không nói thật e 2 con sẽ lầm lạc mất. Con ơi! Con có biết không! Nàng Trầu tiếng bên ngoài là con ông Đinh nhưng trong thầm kín nó là máu thịt của cha, tức là em cùng cha khác mẹ của con đó! Bởi vì trước ngày bà Bèo về với ông Đinh, bà đã mang thai với cha qua bao lần vụng trộm.
Vừa nghe xong mấy mấy lời cha tiết lộ khác nào sét  đánh ngang tai, chàng Cau hết sức đau khổ xót xa, thì ra người đẹp mà chàng yêu thương tha thiết từ lâu lại chính là em gái cùng cha khác mẹ  với mình. Cau bèn âm thầm bỏ xứ ra đi, thả  bè trôi qua hòn đảo nhỏ cách làng Cỏ Ống hơn mười dặm. Đó là Hòn Cau ngày nay.

Để lãng quên mối tình ngang trái, sau khi qua đó ít lâuchàng kết hôn với một nàng sơn nữ áo nâu và suốt đời ở luôn bên đó không về. Thảm hại thay cho nàng cô phụ, nàng Trầu giữa cơn hương lửa đang nồng, nàng đã mang thai với chàng Trầu, niềm vui chưa mãn nguyện thì người yêu bỗng dưng biệt tích vắng tăm. Nàng âm thầm đau khổ với đứa con mang nặng trong lòng, sớm hôm tựa cửa chờ ngày sinh nở, đứa con đã sắp chào đời mà chẳng thấy chàng về. Đã đau lòng vì định mệnh quá khắc khe, thêm câu chuyện tư thông giữa mẹ nàng và ông Câu bị phát giác, nàng phẫn uất đến độ phải trầm mình tự tử để kết thúc cuộc đời tủi nhục. Nơi nàng tuyệt mạng là một đầm nước gần bãi biển, ngày nay có tên là Đầm Trầu. Chỗ thung lũng mà nàng trầm mình ngày nay cát lấp, cây mọc thành rừng nhưng cái tên Đầm Trầu vẫn còn mãi mãi với thời gian.
Cũng vì câu chuyện tư thông giữa ông Câu và  bà Bèo bị tiết lộ, ông không chịu nổi dư  luận đàm tiếu nên đành phải bỏ làng Cỏ  Ống lánh sang một bãi phía sau núi Chúa mà ở. Sau này ông qua đời người ta gọi nơi ấy là Bãi Ông Câu. Đồng thời bà Bèo cũng không sống nổi với tiếng bấc tiếng chì trong cảnh gia đình xào xáo nên phải bỏ nhà vô tận trong bưng mà sống, nơi ấy sau gọi là Bưng Bà Bèo.Về phần ông Đinh cũng chẳng hơn gì, vì quá thua buồn chuyện vợ con, ông vào tu trong một hóc núi bên cạnh con đường qua nhà anh cả là ông Cường. Cho nên sau này có tên là Bãi Ông Cường và Hóc Ông Đinh.

Mấy câu hát ru sau đâydo người làng Cỏ Ống từ thuở  ấy đã đặt ra để diễn tả nỗi niềm bi đát của chàng Cau và nàng Trầu:
“Đi đâu mà chẳnh thấy về
Hay là  quần tía dựa kề áo nâu?
Ai về  nhắn với ông Câu
Hòn Cau cách bãi  Đầm Trầu bao xa?”
Côn Đảo xứng đáng trở thành thiên đường dành cho nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên. Đăng kí tour du lịch Côn Đảo ngay hôm này cùng với Công ty TNHH Litchee Travel nhé.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét